iPad Air không 'sốt' giá ở Việt Nam



Thiết kế thay đổi lớn với cân nặng nhẹ hơn và mỏng hơn hẳn so với thế hệ trước nhưng giá bán iPad Air ngay ngày đầu về Việt Nam lại không cao hơn nhiều giá gốc.




iPad Air có giá bán khá tốt ở ngày đầu tại Việt Nam. Ảnh: Huy Đức.


Các mẫu iPad thường không có giá cao ngất ngưởng khi mới về tới Việt Nam như iPhone nhưng mức chênh lệch so với giá mua gốc tại nước ngoài thì chưa bao giờ thấp. Cụ thể năm ngoái, iPad thế hệ 3 khi về Việt Nam có giá bán khởi điểm cho bản 16 GB có kết nối 4G lên tới 19,3 triệu đồng. Suốt một tuần sau đó, giá bán ở nhiều nơi thậm chí trên 20 triệu đồng do tình trạng hiếm hàng. Giá gốc tại thị trường Singapore khi đó chỉ khoảng 15 triệu đồng.

Tuy nhiên, các mẫu iPad Air năm nay về đến thị trường trong nước với mức giá khá dễ chịu. Tuy không có nhiều hàng để bán, nhưng các cửa hàng xách tay đều để giá khởi điểm cho bản dung lượng 16 GB có kết nối 4G đều chưa đến 16 triệu đồng. Các model dung lượng 32 GB, 64 GB và 124 GB lần lượt là 18, 21 và 24 triệu đồng. Phiên bản chỉ có kết nối Wi-Fi chỉ là từ hơn 12 triệu đồng.

Giá bán tại Singapore cho mẫu iPad Air là từ 14,9 triệu đồng cho bản có kết nối 4G dung lượng 16 GB. Thị trường Hong Kong cũng bắt đầu mở bán với giá rẻ hơn khoảng một triệu đồng nhưng mới chỉ có bản Wi-Fi và cũng khá khó để mua được.

Lý giải cho việc giá không bị đẩy cao như các năm trước, anh Việt Đức, chủ cửa hàng ShopDunk (Thái Hà, Hà Nội) cho biết một phần lý do là bởi năm nay có nhiều nước trên thế giới cùng bán ra vào đợt đầu tiên nên nguồn hàng khá phong phú. "Lượng người quan tâm đến iPad Air nhiều hơn hẳn so với iPad thế hệ 3 và 4 ở cùng thời điểm nhưng không vì thế giá bị đẩy lên cao hơn, thậm chí đang diễn biến ngược lại", anh Đức chia sẻ.



iPad Air có kiểu dáng mỏng và nhẹ hơn hẳn so với 4 thế hệ trước.


Anh Minh Hải, kỹ xư xây dựng trên đường Cầu Giấy, Hà Nội cho biết đang có nhu cầu mua iPad Air nhưng luôn nghĩ phải chờ khoảng một đến hai tháng đến khi giá ổn định mới mua. Tuy nhiên, khi nghe thấy mức giá được các cửa hàng đưa ra hôm nay, anh quyết định sẽ sớm mua sản phẩm này trong một vài ngày tới. "Giá không cao hơn nhiều so với mức khi ổn định các năm trước và lại được dùng sớm nên tôi đã đặt mua iPad Air", anh cho biết.

Dù vậy, để có thể sở hữu máy, nhiều người dùng sẽ phải chờ tới tuần sau. "Các cửa hàng phải cử người tự xách tay về Việt Nam với vé máy bay khá đắt nên sẽ không có nhiều máy ngay để bán những ngày đầu", anh Nguyễn Anh Văn, chủ chuỗi hệ thống bán lẻ CellphoneS khẳng định. Dự kiến, iPad Air sẽ ổn định nguồn hàng từ tuần sau.

iPad Air là mẫu iPad thế hệ thứ 5 và có nhiều điểm thay đổi về kiểu dáng nhất so với 4 thế hệ trước. Nhờ sử dụng công nghệ màn hình mới giống iPad Mini, sản phẩm có viền màn hình mỏng hơn. Cân nặng của sản phẩm cũng giảm xuống còn 478 gram giúp cầm lâu không bị mỏi. Máy vẫn giữ màn hình 9,7 inch độ nét cao chuẩn Retina của Apple như thế hệ 3 và 4.

Pháo bông - Katy Perry



"Firework" - Phao bong  là bài hát của nữ ca sĩ người Mỹ Katy Perry từ album phòng thu thứ hai của cô, Teenage Dream. Bài hát đã được phát hành làm đĩa đơn thứ ba từ album ngày 26 tháng 10 năm 2010 trên các sóng phát thanh Mỹ và sáng tác bởi Perry, hai thành viên Mikkel S. Eriksen và Tor Erik Hermansen của nhóm sản xuấtStargate, Sandy Vee và Ester Dean; sản xuất bởi Stargate và Sandy Vee. Theo Perry, "Firework" - pháo bông  chịu ảnh hưởng từ tiểu thuyết On the Road của Jack Kerouac.

Perry phát biểu: "Firework" - Pháo bông sinh nhật  là bài hát quan trọng nhất đối với cô và là ca khúc cô thích nhất trong Teenage Dream.[2] Một cuộc chọn casting cho video âm nhạc của bài hát (quay tại Budapest), thu hút 38.000 người đăng kí

Tại Hoa Kỳ, Pháo bông  xuất hiện lần đầu ở vị trí 57 trên Billboard Hot 100 ngày 26 tháng 11 năm 2010.[4] Ca khúc đã đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng này sau đó, đem lại ca khúc quán quân thứ tư cho Perry và ca khúc quán quân thứ ba liên tiếp từ Teenage Dream.[5] Thành tích này giúp Katy Perry trở thành nghệ sĩ nữ đầu tiên sau Monica năm 1998-1999 có 3 đĩa đơn liên tiếp từ album dẫn đầu bảng xếp hạng. Ca khúc này đã giữ vững vị trí này trên Hot 100 trong 4 tuần không liên tiếp sau đó.[5]

Bài hát cũng đã dẫn đầu Hot Dance Club Songs và Mainstream Top 40, giữ vị trí số 2 trên Adult Pop Songs.[6][7][8] Kết thúc tuần ngày 8 tháng 1 năm 2011, "Firework" đã tiêu thụ được 509.000 lượt tải ở Mỹ. Đĩa đơn đã đạt chứng nhận 2x Bạch kim bởi RIAA, tương đương với trên 2 triệu bản được tiêu thụ ở Mỹ.[9]

"Firework" cũng đạt vị trí số 1 ở Canada và New Zealand. Nó đạt đến vị trí 3 trên UK Singles Chart, đạt chứng nhận Vàng bởi BPI với doanh số trên 400.000 bản.[10]

Perry bắt đầu quay video âm nhạc cho "Firework" - phao bong ngày 28 tháng 9 năm 2010,[2] tai Budapest với đạo diễn Dave Meyers.[11] Một trailer chính thức của video âm nhạc đã được tung ra ngày 15 tháng 10 năm 2010.[12] Video đã được phát hành trên TwitVid, DirectLyrics và Youku ngày 28 tháng 10 năm 2010. Cùng ngày, video cũng có mặt trên Vevo YouTube, 100 triệu lượt xem hiện tại.

Trên danh sách 50 video của năm 2010 của kênh MuchMusic, Pháo bông  đã được xếp ở vị trí #1.

Thú vui mới ngoài siêu xe của Quốc Cường Gia Lai

Ngoài việc mê siêu xe, Nguyễn Quốc Cường - Phó tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai là một blogger gần gũi và nhà tài trợ từ thiện.
Từ phó tổng nhận lương 3 triệu đồng
Với vị trí hiện thời là Phó tổng giám đốc công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG), Nguyễn Quốc Cường được dự đoán chắc chắn sẽ tiếp quản việc kinh doanh của mẹ, bà Nguyễn Thị Như Loan, khi vị này lui về hậu trường. Ngoài chức danh phó tổng, thiếu gia này cũng là người công bố thông tin của doanh nghiệp. Thời gian đầu khi cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai được niêm yết trên sàn, người ta đôi khi thấy vị này đăng đàn nói về chuyện kinh doanh, nhưng đó cũng là những lần hiếm hoi Quốc Cường làm đúng nhiệm vụ của mình. Trong những vụ lùm xùm liên quan đến khiếu kiện, tin đồn, trả lời báo chí sau này, người làm thay nhiệm vụ của Quốc Cường lại chính là bà chủ QCG.
Khi vụ kiện công ty con của Quốc Cường Gia Lai chậm bàn giao nhà, phải bồi thường cho khách hàng, chỉ mình bà Loan đứng ra để giải quyết vướng mắc, mà không có sự hỗ trợ từ người công bố thông tin của doanh nghiệp. Chính bà chủ doanh nghiệp này từng nói về con trai của mình, là "không chịu nổi áp lực khách hàng la mắng, nói nặng nói nhẹ". Dù là người đồng hành, sâu sát với công ty, nhưng vị phó tổng này trong mắt người mẹ chỉ phù hợp để lo "vòng ngoài", chứ không thể đối đáp hợp đồng, thuyết phục khách...
Tại QCG, mức lương của Nguyễn Quốc Cường nói riêng và ban điều hành của doanh nghiệp này đều khá thấp, trong đó chức Phó tổng giám đốc chỉ nhận lương 3 triệu đồng/tháng. Hiện Quốc Cường Gia Lai có báo cáo tài chính tạm ổn với lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2013 đạt trên 5,3 tỷ đồng, gấp 5 lần so với con số cùng kỳ năm ngoái.
...và thú chơi siêu xe
Thời điểm hình ảnh của thiếu gia Quốc Cường Gia Lai phủ sóng rộng là khi vị doanh nhân này làm hành trình siêu xe Car& Passion vào tháng 8/2011. Đầu tháng 6 năm nay, Nguyễn Quốc Cường lại nổi bật bên siêu xe Lamborghini Aventador LP700-4 đầu tiên tại Việt Nam. Chiếc xe này trị giá khoảng 25 tỷ đồng (hơn 1 triệu USD).
Doanh nhân Nguyễn Quốc Cường cùng chiếc Lamborghini Aventador giá 25 tỷ đồng.
Từng lên tiếng về những rắc rối khi thú chơi siêu xe của mình bị soi mói quá mức, Quốc Cường nói: “Tôi mua xe về để ngắm, không phải để PR cho cá nhân hoặc phá làng, phá xóm gì. Thế nhưng, những chuyện không hay vẫn phát sinh từ đó”. Nhưng mặt khác, thiếu gia vẫn đều đặn chia sẻ hình ảnh những chiếc xe ô tô, mô tô mới, độc đáo, đắt tiền trong gara riêng của mình. Tuy không nêu giá tiền, cũng chẳng khẳng định sở hữu, nhưng việc hình ảnh của vị này gắn liền với siêu xe - mốt chơi đắt tiền của giới giàu có thế giới - khó có thể thay thế .
Doanh nhân mê siêu xe là một blogger gần gũi
Người ta biết nhiều về sở thích siêu xe nhưng ít nói đến Quốc Cường với hình ảnh một blogger gần gũi. Trên trang cá nhân của mình, Quốc Cường giản dị chia sẻ nhiều điều về cuộc sống riêng, sở thích, sẵn sàng kết bạn với bất cứ ai gửi yêu cầu và chăm chỉ trả lời những comment viết cho mình. Trên một trang xã hội chuyên thực hiện các dự án tài trợ cho sinh viên nghèo, mục thông tin cá nhân của Quốc Cường Gia Lai chỉ vỏn vẹn có tên và ảnh, khác với một doanh nhân khác là ông Lê Phước Vũ với thông tin gần như đầy đủ.
Trang cá nhân của doanh nhân trẻ này cũng cho thấy, trước khi trở thành một trong ba nhà tài trợ tiêu biểu cho dự án xã hội giúp đỡ sinh viên, Nguyễn Quốc Cường đã tìm hiểu khá kỹ. Từ giới thiệu trang web, vận động nhiều người cùng chung tay tham gia, đến tự mình tài trợ 21,5 triệu đồng cho 9 trường hợp sinh viên thiếu tiền đóng học phí. Theo thông tin từ trang web này, Nguyễn Quốc Cường tham gia từ tháng 8 và đã giải ngân hết số tiền cam kết tài trợ.
Không chỉ trở thành nhà tài trợ tiêu biểu, Nguyễn Quốc Cường cũng đã thực hiện nhiều chương trình từ thiện khác, mà mới đây nhất là chuyến đi ủng hộ người dân vùng bão lụt Quảng Bình. Chọn cách chia sẻ trên trang cá nhân thay vì rầm rộ báo chí, Nguyễn Quốc Cường dường như cho thấy một hình ảnh khác phía sau cái mác doanh nhân mê siêu xe vốn luôn bóng nhoáng và hứng nhiều "gạch đá".

Khái niệm về pháo bông - pháo bông sinh nhật - pháo sáng sinh nhật



Pháo hoa hay pháo bông là loại pháo sử dụng thuốc phóng, thuốc nổ và các phụ gia đặc biệt tạo nên quang cảnh hoành tráng, màu sắc của ánh sáng đa dạng, hình khối phong phú, sinh động nhằm quy tụ cộng đồng trong những sinh hoạt văn hóa có tính tập thể, như khai mạc bế mạc ngày lễ tết, chào mừng quốc khánh, đại hội thể thao các cấp.

Là loại pháo lễ hội có lịch sử lâu đời, pháo hoa rất thịnh hành trong dân gian các nước phương Đông đặc biệt là Trung Hoa từ thời cổ đại. Tuy nhiên, hiện nay pháo bông sinh nhật đã trở nên phổ biến toàn cầu và được sản xuất chủ yếu tại các nhà máy công nghiệp

Khi thuốc nổ đen là hỗn hợp của nitrat kali (KNO3) (hay diêm tiêu), than củi và lưu huỳnh được các đạo sĩ phát hiện tại Trung Quốc cổ đại, những loại pháo trúc sử dụng ống trúc bịt kín để đốt trong đám lửa cháy, gây tiếng nổ phá và bắn tung các tàn lửa đã được người Trung Hoa sử dụng từ rất lâu đời. Những quả "pháo hoa" đầu tiên (có lẽ mang tên "pháo thăng thiên"), rất khác xa với pháo hoa được nhân loại hình dung hiện nay, rất có thể đã được sáng chế từ thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên tại Trung Quốc cổ đại[1], phục vụ những nghi thức trừ tà trong các lễ hội tôn giáo. Từ mục đích hoà bình, dần dần pháo chuyển sang phục vụ cho chiến tranh khi những quả pháo thăng thiên thô sơ thời Trung cổ, nhồi thuốc súng trong các đoạn ống tre và sử dụng ngòi nổ thủ công để kích nổ, được chế tạo mang theo chất dễ cháy nhằm đốt doanh trại đối phương. Quá trình cải tiến pháo dần dần theo thời gian với việc bổ sung thuốc súng cho phép pháo phá hủy mục tiêu quân sự. Thêm vào đó, với việc phát hiện ra các chất phụ gia khi kết hợp với thuốc súng sẽ cho màu sắc khác nhau, như mạt sắt hoặc đồng, kẽm, khi đốt tạo ra nhiều màu như da cam, vàng, trắng, pháo hoa còn được ứng dụng để làm các loại pháo hiệu.

Đến thế kỷ 18, các nhà hóa học trên thế giới đã tiến một bước dài hơn khi sử dụng các hợp chất mà họ phát hiện để đưa vào thuốc súng theo tỷ lệ chính xác nhằm kiểm soát sắc độ của ánh sáng pháo bông sinh nhật khi đốt cháy nguyên liệu. Nhờ đó các loại pháo hoa với những sắc màu rực rỡ như đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển và tím được sản xuất. Từ đó cho đến những năm 1980, màu sắc pháo hoa hầu như không thay đổi, ngoại trừ có vài cải tiến nhỏ về công thức điều chế[1].

Pháo bông hiện nay đã được cải tiến nhiều so với những tiền bối của nó. Những cải tiến đó không chỉ nằm ở những hỗn hợp chất cháy tinh tế tạo ra những hiệu ứng hình ảnh, âm thanh đẹp hơn, rực rỡ hơn, mà còn cả ở cấu tạo, nguyên lý phát nổ, với sự tham gia của một số loại máy móc cho phép điều khiển, kích hoạt pháo bông sinh nhật  chính xác, an toàn hơn.